Ổn áp cho máy phát điện, có nên dùng ổn áp cho máy phát điện không?

(1 đánh giá của khách hàng)

80.000  - 90.000 

  • Made in Việt Nam
  • Sản xuất theo tiêu chuẩn ISO: 9001/2015
  • Số chứng chỉ: GOODVN87921.QMS (Ngày Cấp 10/12/2021)
  • Cam kết 100% dây đồng, đủ công suất
  • Bảo hành 04 năm
  • Máy chạy êm, ổn định, tiết kiệm điện
  • Miễn phí giao hàng
  • Giá trên chưa bao gồm VAT
  • Hotline : 0969.203.203
  • Gọi ngay để có báo giá tốt nhất
Liên hệ
Mua ngay Gọi điện xác nhận và giao hàng tận nơi
Mã: ONAPCHOMAYPHATDIEN Danh mục: ,
  • 0986.203.203
  • 0949.904.988
  • vietnamlitanda@gmail.com

    Liên hệ mua hàng

    Hotline: 0123 456 789

    Mô tả sản phẩm

    Ổn áp cho máy phát điện Có nên dùng ổn áp cho máy phát điện không là quan tâm của rất nhiều người. Liệu rằng dùng ổn áp cho máy phát điện sẽ có mức điện áp ổn định. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

    Máy phát điện là gì

    Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là các động cơ tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc các nguồn cơ năng khác.

    Trên thị trường hiện có rất nhiều thương hiệu máy phát điện nổi tiếng như Honda, Huyndai, Hữu Toàn… Có đầy đủ cả máy phát điện 1 pha và máy phát điện 3 pha, đáp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng.

    Thành phần cấu tạo của máy phát điện

    Máy phát điện bao gồm các thành phần chính sau:

    Động cơ

    Là nguồn năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện. Nguồn nhiên liệu của máy phát điện thường là diesel, xăng, propan (ở dạng lỏng và dạng khí) hoặc là khí thiên nhiên.

    Đối với động cơ nhỏ thường hoạt động bằng xăng trong khi động cơ lớn hơn chạy bằng dầu diesel , propan lỏng hoặc khí tự nhiên. Ngoài ra thì có một số máy dùng nguồn nhiên liệu khép là nhiên liệu diesel và khí đốt.

    Đầu phát 

    Bao gồm một tập hợp các bộ phận tĩnh và các thành phần có thể di chuyển được. Có chức năng sản xuất điện từ nhiên liệu cơ học được cung cấp. Các phần làm việc với nhau tạo ra chuyển động tương đối giữa từ và điện, do đó tạo ra điện.

    – Stata/ phần cảm: Là thành phần không thể di chuyển, gồm một tập hợp các dây dẫn điện quấn lại thành dạng cuộn trên một lõi sắt.

    – Rato/ phần ứng : là thành phần chuyển động tạo ra từ trường quay.

    Hệ thống nhiên liệu

    Đối với các bình nhiên liệu cho máy phát điện hiện nay đều đủ để máy hoạt động từ 6-8h ở trên mức trung bình. Đối với loại máy công nghiệp thì cần phải cài đặt thêm bình chứa nhiên liệu bên ngoài. Trong khi máy phát điện dân dụng thì bồn chứa là một phần đế trượt của máy phát điện hoặc là được lắp trên khung máy.

    Tính năng của hệ thống nhiên liệu:

    • Phần ống nối từ bồn chứa nhiên liệu tới động cơ: là dòng cung cấp hướng dẫn nhiên liệu vào và ra của động cơ.
    • Ống thông gió bình nhiên liệu: Hầu hết bồn chứa nhiên liệu đều có một đường ống thông gió. Việc này giúp ngăn sự gia tăng áp lực hoặc là chân không trong quá trình bơm. Và hệ thống thoát nước của bể chứa. Chẳng hạn khi bạn nạp đầy nhiên liệu, nó sẽ đảm bảo được sự tiếp xúc khô giữa vòi phun phụ và bể nhiên liệu. Để ngăn tia lửa có thể phát sinh gây hỏa hoạn.
    • Kết nối tràn từ bồn chứa nhiên liệu tới các đường ống cống: Dự phòng khi bị tràn trong quá trình bơm khiến nhiên liệu không đổ lên máy phát điện.
    • Bơm nhiên liệu: giúp chuyển nhiên liệu từ bể chứa chính vào bể chứa trong ngày, thường hoạt động bằng điện.
    • Bình lọc nhiên liệu, tách nước và vật lạ trong nhiên liệu lỏng. Giúp bảo vệ các thành phần khác của máy phát điện. Khỏi sự ăn mòn và chất bẩn có thể gây tắc nghẽn.
    • Kim phun: Có nhiệm vụ phun nhiên liệu dưới dạng sương vào buồng đốt của động cơ.

    Bộ phận ổn áp 

    Là bộ phận quản lý điện áp đầu ra của máy phát điện, được chia ra làm nhiều thành phần. Dưới đây là chức năng của một vài thành phần chính:

    • Ổn áp: biến đổi điện áp xoay chiều thành một chiều. Điều chỉnh một phần nhỏ điện áp đầu ra thành điện áp xoay chiều và chuyển đổi thành điện áp một chiều. Điều chỉnh điện áp một chiều tập hợp trong cuộn dây thứ cấp của stato (cuộn dây kích thích).
    • Cuộn dây kích thích: Biến đổi dòng điện mọt chiều thành dòng xoay chiều. Các cuộn dây kích thích tạo ra dòng điện xoay chiều nhỏ. Và được kết nối với các đơn vị được gọi chung là chỉnh lưu quay.
    • Bộ chỉnh lưu quay: Giúp chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng xoay chiều. Việc chỉnh lưu được phát sinh bởi các cuộn dây kích thích rồi chuyển đổi nó thành dòng điện một chiều. Dòng điện một chiều này giúp cho Roto tạo ra một trường điện từ, bên ngoài trường quay của roto.
    • Roto: Giúp chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều. Thực chất, Roto sinh ra dòng điện xoay chiều lớn hơn xung quanh cuộn dây stato. Và các máy phát điện hiện nay sản xuất một điện thế xoay chiều AC lớn hơn ở phần đầu ra.

    Hệ thống làm mát

    Hầu hết các máy phát điện công nghiệp hiện nay đều có hệ thống làm mát. Thông gió thu hồi nhiệt sinh ra trong quá trình làm việc.

    • Nước sạch: cũng là một chất làm mát cho máy phát điện
    • Hydrogen: thường được dùng để làm mát cho các cuộn dây stato trong máy phát điện công nghiệp. Bởi tính năng hấp thụ nhiệt rất tốt. Bởi nó giúp loại bỏ nhiệt từ máy phát điện, chuyển qua bộ trao đổi nhiệt vào một mạch làm mát thứ cấp. Mà trong đó có chứa nước – như một chất làm mát. Vì vậy, máy phát điện có kích thước thường lớn.

    Hệ thống bôi trơn

    Giúp động cơ máy phát điện chạy êm hơn trong quá trình hoạt động. Đảm bảo máy chạy liên tục và bền bỉ. Nguyên liệu bôi trơn thường được thực hiện bằng dầu được lưu trữ trong một chiếc máy bơm. Và nên kiểm tra mức dầu bôi trơn mỗi 8 tiếng. Kiểm tra thường xuyên để sớm phát hiện và ngăn ngừa rò rỉ chất bôi trơn. Nên thay dầu bôi trơn mỗi 500 giờ máy hoạt động.

    Có nên dùng ổn áp cho máy phát điện không

    Câu trả lời là: KHÔNG. Tại sao lại như vậy ?

    Nếu về mặt thương mại, do muốn bán được hàng, một số đơn vị sẽ trả lời là có. Tuy nhiên chúng tôi khuyên các bạn đang có ý định cho máy phát điện qua ổn áp là không nên dùng kèm 2 thiết bị này với nhau.

    Khi sử dụng máy ổn áp cho điện lưới, chắc chắn là sẽ rất tốt. Vì ổn áp giúp điện áp ổn định, bảo vệ các thiết bị điện trong nhà. Thế nhưng với máy phát điện thì không phải như vậy. Tần số của các máy phát điện thường không ổn định.

    Các bạn luôn chú ý 1 điều đó là. Điện lưới thì có nguồn vô hạn. Nhưng điện máy phát điện thì có nguồn hữu hạn mà thôi. Nó được cố định bằng công suất từ 1kva đến 1000kva.

    Cũng như đã phân tích ở trên Các máy phát này hầu hết được tích hợp ổn áp tự động. Nhờ thế nên nếu bạn sử dụng tải nhiều hơn thì bộ điều khiển cũng sẽ cho động cơ nổ quay nhanh hơn. Ngược lại nếu bạn chỉ dùng để thắp sáng hay tải nhẹ thì động cơ nổ sẽ quay chậm hơn.

    Khi sử dụng kèm với nhau, điện áp cấp của máy phát điện có tần số dao động cao và biên độ lớn. Sẽ dẫn đến sự xung đột giữa 2 thiết bị. Điểm dễ nhận biết nhất đó là máy ổn áp sẽ phát ra tiếng kêu, tiếng ù. Thậm chí máy sẽ nóng ran sau 5-10 phút.

    Mời các bạn cùng xem video thực tế có nên cho máy phát điện qua ổn áp không:

     

    Công ty Cổ phần Litanda Việt Nam

    Số 629 Phúc Diễn – Nam Từ Liêm – Hà Nội

    Số 629 Trường Trinh – Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh

    Hotline   : 0969 203 203

    Website : https://litanda.vn

    Email     : vietnamlitanda@gmail.com

    Mua sản phẩm này

    Ổn áp cho máy phát điện, có nên dùng ổn áp cho máy phát điện không?

    Liên hệ
    • HỖ TRỢ GIAO HÀNG TẬN NƠI TRÊN TOÀN QUỐC CẢ VÙNG BIỂN ĐẢO, THANH TOÁN KHI NHẬN HÀNG

    • ĐỔI MỚI TRONG 1 NĂM NẾU CÓ LỖI DO NHÀ SẢN XUẤT, HỖ TRỢ LẮP ĐẶT VỚI NHỮNG MÁY CÔNG SUẤT LỚN

    • PHẢN ÁNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ:
      0986.203.203

    • ĐƯỜNG DÂY TỐ CÁO PHÁT HIỆN HÀNG GIẢ NHÁI ỔN ÁP LITANDA: 0243 99.17.666 - 0949.904.988

    Đánh giá sản phẩm

    1 đánh giá cho Ổn áp cho máy phát điện, có nên dùng ổn áp cho máy phát điện không?

    1. Litanda

      “Ổn áp cho máy phát điện, có nên dùng ổn áp cho máy phát điện không?

    Thêm đánh giá

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bình luận trên Facebook