Cách Đấu Công Tơ 3 Pha Đơn Giản Mà Không Mất Tiền Thuê Thợ Điện

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay nhu cầu dùng điện 3 pha không chỉ trong sản xuất mà còn được sử dụng nhiều trong sinh hoạt. Tuy nhiên việc cách đấu công tơ điện 3 pha để sử dụng thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy Litanda.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách lắp cũng như sơ đồ của công tơ. Để các bạn có thể tự lắp đặt được tại nhà mà không phải nhờ đến sự trợ giúp của thợ điện.

Cấu tạo công tơ điện 3 pha

Cấu tạo của công tơ điện 3 pha bao gồm có  4 phần chính đó là:

+ Cuộn dây điện áp: Cuộn dây điện áp này được đặt ở tại vị trí song song với lại phụ tải của dây. Cuộn dây này ở  trong công tơ điện có số lượng vòng dây tương đối lớn. Tuy nhiên nếu như chúng ta đem ra để so sánh. Thì chúng ta sẽ rất dễ dàng thấy được rằng thiết diện của dây của công tơ điện 3 pha này nhỏ hơn nhiều rất nhiều so với các loại công tơ khác.

+ Bộ phận đĩa nhôm: Đây là bộ phận mà được lắp đặt ở tại vị trí phía trên trục. Đồng thời nó còn tuỳ thuộc vào trụ để đĩa nhôm có thể quay một cách tự do trong từ trường của nó.

+ Hộp số cơ khí: Bộ phận này đóng vai trò giúp hiển thị số vòng quay của đĩa nhôm. Và đây cũng là một trong chính những lý do nó được gắn với trục của đĩa nhôm.

+ Nam châm vĩnh cửu: Nam châm vĩnh cửu là bộ phận được thực hiện nhiệm vụ tạo ra momen. Khi thiết bị hoạt động thì momen này  giúp cản trở trong trường hợp của bộ phận đĩa nhôm thao tác quay trong từ trường của nó.

Đó là 4 phần chính của công tơ điện 3 pha. Đây là 4 phần chính giúp có thể cấu tạo được nên một chiếc công tơ điện 3 pha giúp nó hoạt động một cách tốt nhất.

cach-dau-cong-to-3-pha
                                                  Cấu tạo công tơ điện 3 pha

Cách chọn công tơ điện 3 pha

Để chọn được một công tơ điện 3 pha chất lượng cũng như tốt thì chúng ta cần chú ý một số đặc điểm sau:

+ Điện áp: định mức của đồng hồ điện và giá trị này thông thường là 220V.

+ Dòng điện: dòng điện định mức và dòng điện cho phép rằng quá tải của đồng hồ. Dòng điện này tối đa bắt buộc phải tuân thủ. Nếu như chúng ta không tuân thủ sẽ làm hư hỏng đồng hồ điện – công tơ điện . Dòng điện có định mức sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác khi chúng ta thực hiện đo điện năng (KWH) . Các thông số chúng ta thường gặp là 5(20)A , 10(40)A , 20(80)A.

+ Tầng số: Tầng số của định mức đồng hồ điện thì vấn đề này chúng ta cần bắt buộc phải tuân thủ. Tần số của nó thường là 50 Hz.

+ Rev/kWh: Đây là số vòng quay của đĩa nhôm phải để đạt 1kWh. Và thông thường thì khi chọn đồng hồ điện chúng ta cần chú ý là 225  Rev/kWh , 450 rev/kWh , 900 rev/ kWh.

Nguyên tác để có thể chọn được ra một đồng hồ điện 3 pha tốt. Thì chúng ta cần phải căn cứ vào dòng điện. Nếu như dòng điện tải dao động từ 50% dòng điện định mức. Và đến 75% dòng điện tối đa cho phép là tốt nhất.

Việc chọn công tơ điện 3 pha cho một phòng hoặc một căn hộ thường khó khăn hơn. Bởi nếu như trong phòng thì thông thường sẽ có nhiều thiết bị công suất khác nhau. Chính vì thế nên trong trường hợp này là cộng dòng điện của tất cả các thiết bị điện. Sau đó chúng ta sẽ chọn công tơ điện có dòng điện tối thiểu lớn hơn hoặc bằng với dòng điện tổng đó.

Sơ đồ nguyên lý công tơ điện 3 pha

Sơ đồ nguyên lý công tơ điện 3 pha chúng ta suy nghĩ nó sẽ có hoạt động khá phức tạp. Nhưng thật ra sơ đồ nguyên lý của công tơ điện 3 pha khá đơn giản.

Công tơ điện 3 pha hoạt động nhờ vào bao gồm 2 bộ phận. Ở trong công tơ sẽ có 2 đĩa nhôm và 2 chiếc đĩa này sẽ được gắn liền với trục. Và mỗi đĩa nhôm sẽ được lắp trong từ cuộn áo và cuộn dòng của pha tương ứng. Ở các phụ tải thì được bố trí song song với các cuộn áp.

Và trong công tơ điện sẽ có nam châm hãm. Nó sẽ được để ở 1 trong 2 đĩa nhôm. Tổng của 2 momen sẽ quay của 2 phần tử. Và từ đó năng lượng đo sẽ khiến cho các momen quay được. Từ đó sẽ có các dòng năng lượng chuyển thẳng đến bộ số hiển thị. Giúp cho người sử dụng theo dõi điện năng tiêu thụ.

Và các bạn nên thường xuyên kiểm tra và thực hiện cách tính tiền điện để có thể theo dõi được công tơ điện của gia đình. Xem nó có bị hỏng hóc gì không để sửa chữa nhanh chóng giúp cho không bị báo sai số điện khiến cho chúng ta tốn quá nhiều điện trong 1 tháng.

Cách đấu công tơ điện 3 pha

Khi chúng ta đã hiểu được về công tơ điện 3 pha và sơ đồ công tơ điện 3 pha. Thì việc đấu điện 3 pha nó không có gì mất quá nhiều thời gian và khó khăn. Có 2 cách đấu công tơ điện 3 pha là cách đấu trực tiếp và cách đấu gián tiếp.

Mời mọi người xem video hướng dẫn cách lắp công tơ điện 3 pha:

Cách đấu công tơ điện 3 pha trực tiếp

Cách đấu này khá đơn giản. Tuy nhiên bạn cần lưu ý kỹ phân biệt rõ ràng các đầu nối. Cần thực hiện cẩn thận từng bước dưới đây. Tránh nhầm lẫn gây nguy hiểm cho bản thân cũng như các thiệt bị điện trong gia đình.

cach-dau-cong-to-3-pha
                          Cách đấu công tơ điện 3 pha trực tiếp

Bước 1: Tiến hành ngắt cầu dao, aptomat thiết bị điện trong nhà.

Bước 2: Trỏ gọt dây cáp 3 pha ( lưu ý tránh làm rách lớp bảo vệ dây bên trong khiến điện bị hở sẽ rất nguy hiểm) Sử dụng kìm kẹp cos giữ chặt đầu dây tránh gây lỏng lẻo. Sau đó siết chặt tiếp xúc đầu dây cáp với đồng hồ điện.

Bước 3: Tiến hành mở nắp đồng hồ điện. Sau đó tiến hành đấu nối như sau:

Như trên sơ đồ có 8 điểm đánh số thứ tự từ 1-8 ta có thể chia thành 4 nhóm

+ Nhóm A: 1 là vào 2 là ra

+ Nhóm B: 3 là vào 4 là ra

+ Nhóm C: 5 là vào 6 là ra

+ Nhóm D: 7 là vào 8 là ra ( nhóm D là dây trung tính)

Cách đấu công tơ điện 3 pha gián tiếp

Cách đấu công tơ điện 3 pha gián tiếp không có gì phức tạp. Các bạn chỉ cần chú ý một chút là có thể đấu được một cách nhanh chóng mà không phải nhờ đến thợ.

cach-dau-cong-to-3-pha
                                   Cách đấu công tơ điện 3 pha gián tiếp

Cách đấu công tơ điện 3 pha gián tiếp cũng tương tự như đấu công tơ điện 3 pha trực tiếp. Nhưng duy chỉ có bước số 3 ta cần thay đổi như sau:

Như trên sơ đồ thì chúng ta chia 11 chân tiếp xúc thành 4 nhóm tín hiệu:

+ Nhóm pha A: bao gồm tín hiệu điện áp pha A (đầu số 2) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 1 và đầu số 3).

+ Nhóm pha B: bao gồm tín hiệu điện áp pha B (đầu số 5) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 4 và đầu số 6).

+ Nhóm pha C: bao gồm tín hiệu điện áp pha C (đầu số 8) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 7 và đầu số 9).

+ Nhóm Trung tính (N): bao gồm tín hiệu điện áp trung tính (đầu số 10 và 11 đã được nối với nhau).

Cách đấu ổn áp 3 pha

Cách đấu ổn áp 3 pha rất đơn giản. Không quá phức tạp như mọi người vẫn nghĩ. Chỉ cần đường điện vào có đủ 4 dây. Bao gồm 3 dây nóng và 1 dây trung tính là được. Bởi vì mạch điều khiển ổn áp lấy đường 0v là điểm đất. Nên nếu không có đường dây trung tính. Máy sẽ hoạt động không theo chuẩn.

cach-dau-cong-to-3-pha
                                                  Cách đấu ổn áp 3 pha

Điện áp các pha ra lệch nhau không thể kiểm soát được. Điều đặc biệt của ổn áp 3 pha là bạn có thể lấy điện 380v. Lại vừa có thể lấy điện 220v 1 pha ra để dùng.

Các bạn nối ổn áp 3 pha của hệ thống điện của mình đang dùng vào 3 đầu nối này nhé. Đa phần các máy công nghiệp chỉ có mắc hình tam giác, bỏ dây trung tính đầu ra.

Nên các bạn chỉ cần mắc 3 dây pha vào là được. Nhưng đầu vào thì yêu cầu đấu đủ 4 dây. Nếu không máy sẽ không hoạt động được. Đối với ổn áp Litanda 3 pha có 3 điện thế ra là 380V, 220V và 200V. Tương ứng với thiết bị của các bạn dùng điện 3 pha nào. Thì bạn mắc điện vào 380V hoặc 200V.

Sau khi kết nối xong với thiết bị các bạn mở nguồn CB. Ở mặt trước và kiểm tra điện áp ở đồng hồ nhé. Thế là bạn đã hoàn thành cách đấu ổn áp 3 pha rất dễ dàng.

Mời các bạn xem video hướng dẫn cách đấu ổn áp 3 pha đơn giả nhất:

 

Lưu ý trong quá trình đấu

+ Tín hiệu áp của pha nào phải nối đúng vào pha đó.

+ Tín hiệu nối phải đảm bảo bền vững.

+ Ngõ ra thứ cấp biến dòng đo lường pha A thì nối vào tín hiệu dòng pha A, có ký hiệu đầu (k) và cuối (l), không được lẫn lộn.

+ Khi luồn dây qua lỗ biến dòng cần phải đúng chiều K qua L, không được lẫn lộn.

+ Ngoài ra để bảo vệ một thiết bị trong nhà như: aptomat, rơ le nhiệt… ta cần nhơ nguyên tắc sau: Mỗi thiết bị điện. Hay lộ cấp điện cần phải được bảo vệ ít nhất 2 cấp. Nghĩa là ngoài thiết bị bảo vệ trực tiếp chính.

Ta cần phải có thiết bị bảo vệ phụ ( tức cấp dự phòng). Nếu chẳng may có sự cố chập điện và lớp bảo vệ chính không hoạt động. Thì vẫn có lớp thứ 2 bảo vệ. Tránh nguy cơ chập cháy dẫn đến nguy hiểm cho các thiết bị trong nhà. Cũng như bản thân người sử dụng điện.

Còn nếu như các bạn vấn không yên tâm. Và không am hiểu sâu về công tơ điện 3 pha thì các bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của thợ sửa điện nhà giúp đỡ. Để có thể đảm bảo một cách an toàn nhất có thể.

Bình luận trên Facebook